Kho Tài Nguyên MarketingTài Nguyên Online

Bài 4: Top Công Cụ Marketing Cực Hữu Ích Mọi Marketer Đều Phải Biết

Bài 4: Top công cụ Marketing cực hữu ích mà bạn nên biết, để Marketing hiệu quả & thông minh cover

Top công cụ Marketing cực hữu ích mà mình chọn lọc chia sẻ trong bài viết này là các công cụ mà bản thân SWM đã tự mình trải nghiệm, hoặc đã có sự kiểm chứng đáng tin cậy từ cộng đồng người dùng.

Để hệ thống, giúp bạn dễ nắm bắt khi nào thì nên dùng công cụ marketing nào, mình sẽ chia theo nhóm mục đích sử dụng như sau:

  • Các công cụ dùng cho việc nghiên cứu thị trường & đối thủ (Research)
  • Các công cụ để đạt hiệu quả tối ưu trong triển khai (Execution)
  • Các công cụ theo dõi & báo cáo (Tracking & Report)

Bạn không có thời gian để đọc lúc này? Vậy hãy tải về dưới dạng ebook theo link bên dưới nhé!

TẢI EBOOK

1. Top công cụ Marketing dùng cho việc nghiên cứu đối thủ & thị trường

1.1 Công cụ theo dõi mạng xã hội (Social listening tool)

sociallisenting 28f2de09ffcc2893826dab8cfb89e210 800

Đây là các công cụ phục vụ cho mục đích “lắng nghe” xem người dùng mạng xã hội nghĩ gì, đang nói gì (tích cực hay tiêu cực) về thương hiệu, nói ở đâu (website, diễn đàn, blog, mạng xã hội nào…). Với báo cáo chi tiết & kịp thời, việc áp dụng các công cụ này sẽ giúp:

  • Tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu & truyền thông đúng thông điệp điều họ thực sự quan tâm.
  • Đặc biệt, hữu ích trong việc quản lý hình ảnh thương hiệu & khủng hoảng truyền thông.

Ngày nay khi khách hàng nhận & chia sẻ thông tin trên đa kênh, đa nền tảng, thì việc theo dõi quản lý hình ảnh thương hiệu, hiểu về khách hàng chắc chắn bạn không thể “chạy bằng cơm” mà bắt buộc cần có sự hỗ trợ của các công cụ high-tech.

Điểm trừ là các công cụ này đó là thường có phí rất cao. Vậy nên, chủ yếu phù hợp cho doanh nghiệp hơn cá nhân.

Ngoài ra, với kinh nghiệm là người đã trực tiếp trải nghiệm nhiều công cụ social listening, mình rút ra nhận xét đó là: không có công cụ nào có thể giúp bạn mang về đầy dủ 100% data vì rất nhiều yếu tố khách quan khác nhau (như nhóm kín, host chặn IP, người dùng viết sai/viết tắt tên thương hiệu…).

Đầu tiên, mình sẽ nói nhanh về một số tool mình đã trực tiếp trải nghiệm.

  • YouNet: Đây là công cụ social listening khá tốt, có thể thu thập được khoảng 80%-90% lượng thông tin liên quan đến thương hiệu trên các nền tảng internet. YouNet là tool do người Việt phát triển nên có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt tốt hơn.
  • BuzzMetrics: Hiệu quả & cách hoạt động của BuzzMetrics khá tương đồng với YouNet. Hiện BuzzMetrics cũng là một giải pháp của YouNet Group.
  • Brandmentions: Đây là social listening tool mình đang sử dụng hiện nay, thuộc nhóm Top các social listening tool phổ biến nhất thế giới. Công cụ cho phép thu thập được khoảng 70%-80% lượng thông tin liên quan đến thương hiệu trên mọi nền tảng internet.
  • Awario: Cũng nằm trong Top công cụ được bình chọn phổ biến nhất hiện nay. Mình đang sử dụng Awario song song cùng Brandmentions. Tuy cơ chế hoạt động & thu thập data khác với Brandmentions, mình nhận thấy Awario cũng thu về được khoảng 70%-80% lượng brand mentions trên đa nền tảng từ web, blog, đến các nền tảng mạng xã hội.

Vì vốn không có một công cụ nào có thể thu về đủ 100% data, mà thực tế chúng thường bổ trợ cho nhau (tool này thu được, tool kia không).

Vậy nên để có được bức tranh toàn cảnh đầy đủ nhất có thể, hiện mình đang dùng kết hợp 2 công cụ Brandsmentions & Awario cùng lúc.

Ngoài các công cụ mà bản thân mình đã có dịp trực tiếp trải nghiệm bên trên, thì còn một số các công cụ khác nữa cũng rất phổ biến:

  • Brand24
  • Brandwatch
  • iSentia
  • Boomerang
  • SocialOne

Tất cả các công cụ social listening ở trên đều có trả phí (một số cho phép dùng thử trial 14 ngày). Trường hợp nếu bạn muốn tìm một công cụ miễn phí, có thể dùng:

  • Google Alerts: đây là công cụ theo dõi brand mentions hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên điểm trừ là data thu về rất hạn chế, thiếu khá nhiều nếu so sánh với các công cụ có phí chuyên nghiệp.

1.2 Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook

Công cụ giúp bạn biết đối thủ hoặc các thương hiệu trong ngành của mình đang chạy quảng cáo gì trên Facebook? Thiết kế ra sao? Thông điệp gì? Hiệu quả tương tác của quảng cáo với người dùng ra sao?

  • Facebook Ad Library: Đây công cụ hoàn toàn miễn phí do chính Facebook tạo ra. Chỉ cần bạn gõ tên thương hiệu đối thủ hoặc ngành nghề quan tâm, Facebook Ad Library sẽ show ra bạn tất cả các quảng cáo đang hoạt động. Với công cụ này, không khó để bạn biết đối thủ của mình đang chạy các quảng cáo gì trên Facebook.
Facebookadslibrary 941abd7dec44deb3b89340fe5b7f582b 800
  • Big Spy: Nếu bạn là người mới hoặc không có nhiều ngân sách, thì đây là công cụ nghiên cứu quảng cáo Facebook nên tham khảo.
  • Ads Finder by SMIT: Công cụ giúp bạn tìm kiếm quảng cáo trên Newsfeed dễ dàng để đánh giá và phân tích đối thủ.

Ngoài ra, một số công cụ nghiên cứu quảng cáo Facebook khác cũng rất phổ biến đó là:

  • Swipe-worth
  • PowerAdSpy
  • Dropispy

1.3 Công cụ xếp hạng và phân tích lượt truy cập của website

Websitetraffic 5e3a8a979b74b04548eea8b2e1888c23 800

Đây là bộ các công cụ để giúp bạn kiểm tra xem hiện trạng web của mình, hay đối thủ đang có thứ hạng ra sao, lượng truy cập, nguồn tạo traffic…so sánh đánh giá giữa các website.

Không có công cụ nào đưa ra thông tin chính xác 100% về lượng truy cập thực tế của một website, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nhưng đều là thông tin rất hữu ích.

  • Google Analytics & Google Search Console: Free 100%. Chỉ có thể dùng để phân tích cho website của riêng bạn.
  • SimilarWeb: Freemium (miễn phí & có phí). Dùng được cho phân tích website của bạn & đối thủ. Tuy nhiên, với bản miễn phí thì bạn sẽ bị giới hạn về tính năng cũng như thông tin có thể xem.
  • Serpstat: Freemium (miễn phí & có phí). Bản miễn phí sẽ giới hạn một số tính năng.
SerpStat d20eaf48c2d7b6d2fad15031a773bc89 800
  • SEMRush: Freemium (miễn phí & có phí). Tương tự Serpstat, tuy có bản miễn phí nhưng sẽ rất giới hạn về tính năng.
  • Ahrefs: Premium (có free trial).

3 công cụ SEMRush, Ahrefs & Serpstat đều là những tool cực kỳ nổi tiếng, với số lượng người dùng đông đảo trên toàn thế giới.

Tuy đều là các công cụ có thu phí khá cao, nhưng nó rất “đáng đồng tiền bát gạo”. Mang đến rất nhiều thông tin hữu ích & chuyên nghiệp để bạn phân tích, so sánh website của bản thân & đối thủ.

***Tips: do phí khá cao, nên bạn có thể chọn phương thức mua chung để tiết kiệm chi phí, bạn & người mua chung có thể cùng sử dụng.

1.4 Công cụ nghiên cứu quảng cáo Paid Search

Giúp bạn biết đối thủ, hay các nhãn hàng trong cùng ngành, đang quảng cáo nội dung thế nào, từ khóa ra sao trên các bộ máy tìm kiếm, chi phí CPC ước tính, lượng truy cập các từ khóa paid search…

  • SpyFu: Freemium (miễn phí & có phí). Bản miễn phí sẽ giới hạn về tính năng.
SpyFu 260dfe80007999bba516c0af76d88cf5 800
  • iSpionage: Freemium (miễn phí & có phí). Bản miễn phí sẽ giới hạn về tính năng.
  • The Search Monitor: Premium (có phí).
  • SEMRush, Ahrefs & Serpstat: đây là bộ 3 công cụ rất mạnh mẽ, không chỉ giúp bạn phân tích về traffic, mà còn giúp nghiên cứu quảng cáo Paid Search rất hiệu quả.

1.5 Công cụ nghiên cứu quảng cáo hiển thị Display Ads

effective display ads 389febbb98c38e2c76dd05bcfc68c30e 800

Nếu bạn muốn biết đối thủ hay các brands đang quảng cáo hiển thị (Display ads) banner ở đâu? Họ sử dụng hình ảnh, thông điệp gì? Vị trí hiển thị, chi phí & hiệu quả ra sao?…Đây là những công cụ bạn có thể tham khảo.

  • AdBeat: Freemium (miễn phí & có phí). Bản miễn phí sẽ giới hạn về tính năng, phải tạo tài khoản.
  • Moat: Freemium (miễn phí & có phí). Tuy nhiên, database các thương hiệu có thể nghiên cứu trên trang này khá ít, đa phần chỉ có các trang lớn nước ngoài.

Trước đây có nhiều công cụ hơn, nhưng hiện giờ nhiều tool đã không còn khả dụng nữa 🙁

2. Top công cụ Marketing để tối ưu hiệu quả trong triển khai & vận hành

2.1 Công cụ quản lý mạng xã hội

Với sự đa dạng của các mạng xã hội ngày này (Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube, LinkedIn…), sau đây là các công cụ quản lý mạng xã hội Social Management Platform, cho phép bạn quản lý cùng lúc nhiều tài khoản mạng xã hội. Tự động hoá mọi hoạt động từ lên lịch nội dung, trả lời comment trên mọi kênh, trả lời tin nhắn inbox….xem báo cáo & nhiều chức năng khác. Các công cụ đều có giao diện rõ ràng, trực quan.

Đầu tiên là 3 công cụ có lẽ đã rất quen thuộc với nhiều người:

  • Hootsuite: Freemium (Miễn phí & có phí)
  • Buffer: Freemium (Miễn phí & có phí)
  • Sprout Social: Premium (có Trial)

Tuy nhiên, ở đây thì mình muốn giới thiệu 3 công cụ mới mà bản thân mình đang sử dụng hàng ngày & rất yêu thích. Vì 3 công cụ này không chỉ giúp SWM quản lý mọi nền tảng mạng xã hội như 3 công cụ bên trên, nó còn cho phép kết nối trực tiếp cùng lúc đa nền tảng website, email marketing & nhiều kênh khác….tất cả trong 1 (All-in-One)

metricool evolution general view 2021 b98e66d4eb7059f032f6bb618f1fd541 800
  • PromoteRepublic:  Công cụ quản lý các nền tảng mạng xã hội, cho phép bạn không chỉ viết content, lên kế hoạch, quản lý comment/inbox như các công cụ khác. Với PromoRepublic, bạn còn có thể chỉnh sửa hình ảnh trực tiếp (Graphic Editor), và đặc biệt nó còn có cả kho các ý tưởng (Content Library) để bạn có thể lựa chọn post ngaylên các kênh social của mình.
PromoteRepublic faf35123f18b6738cd360f73850396cc 800
So sánh nhanh PromoRepublic vs. Hootsuite
  • StoryChief: Đây là công cụ mình đặc biệt yêu thích & đã dùng suốt nhiều năm qua. StoryChief không chỉ giúp mình viết bài chuẩn SEO, mà sau khi viết xong có thể xuất bản cùng lúc bao nhiêu kênh tuỳ thích chỉ với vài click chuột. Cực kỳ tiện lợi & tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, StoryChief còn tích hợp các công cụ lập kế hoạch nội dung (Calendar), quản lý chiến dịch (Campaign) & báo cáo (Insights). Đây là điều mình chưa thấy có công cụ nào khác có thể làm.
StoryChief b0471588a94b79a3ee2793ba0d83ef6e 800
StoryChief cho phép kênh nối đa kênh cùng lúc, không chỉ social mà còn cả website, email, mobile….

2.2 Công cụ tìm ý tưởng

Làm thế nào để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình thật thú vị? Ý tưởng là thứ cực quý giá, vậy đi tìm ý tưởng ở đâu? SWM mang đến cho bạn một kho các công cụ tìm kiếm ý tưởng.

idea management 69e5a895fb70396429f9fc482edd8ddc 800
  • Tiktok Ads Library Studio: Đây là kho ý tưởng quảng cáo Tiktok cực kỳ phong phú & đặc biệt hoàn toàn miễn phí. “Lặn ngụp” trong studio này, chắc chắn bạn sẽ tìm được những ý tưởng hay ho & thú vị cho mình.
  • Facebook Ad Library: Là thư viện đồ sộ tất cả các quảng cáo Facebook từ khắp nơi trên thế giới, tha hồ để bạn tìm ý tưởng mới hay ho cho quảng cáo của mình.
  • Ad Creative Bank: Đúng với tên gọi, đây đúng nghĩa là một “ngân hàng ý tưởng quảng cáo sáng tạo” đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề mà bạn có thể dành cả ngày để xem chưa hết.
  • Unicornads: Tương tự Ad Creative Bank, đây cũng là một kho tàng các ý tưởng quảng cáo sáng tạo rất hay, đáng để bạn nghiên cứu & học hỏi.
  • AdEspresso: Tập hợp đa dạng đủ các loại hình quảng cáo khác nhau, cho mọi ngành nghề. Đặc biệt, AdEspresso còn phân tích cho bạn đặc điểm tạo nên sự khác biệt & hiệu quả cho từng quảng cáo đề xuất là gì, để từ đó bạn có thể linh động áp dụng trong thực tế.

2.3 Công cụ thiết kế

Ở đây mình sẽ không nói về các công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Adobe Photoshop hay Illustrator vốn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên sâu.

Các công cụ thiết kế mà SWM giới thiệu đến bạn, sẽ là những công cụ thiết kế dạng kéo thả vô cùng đơn giản với kho templates hàng ngàn mẫu sẵn có.

Bạn không cần phải là một designer chuyên nghiệp, chỉ cần có chút mắt thẫm mỹ để tùy chỉnh từ các mẫu templates sẵn có, quảng cáo của bạn vẫn sẽ rất chuyên nghiệp & gọn gàng trong mắt người xem.

– Canva & Vista: 2 công cụ thiết kế dạng kéo thả chuyên nghiệp với kho hàng ngàn templates sẵn có & tính năng cực kỳ phong phú. Chỉ bản miễn phí cũng đã đủ đáp ứng mọi như cầu mà bạn cần.

Vista fc69f86a7300668f997d58f977197a49 800

– Stencil: So với 2 công cụ Canva & Vista, Stencil không có kho template cũng như các tính năng đa dạng bằng. Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt mình thích ở công cụ này đó là:

  • Cho phép kéo thả hình thành background hay hình layer tùy chỉnh chỉ trong 1 bước duy nhất (thay vì với các cộng cụ khác bạn phải kéo ảnh vào khung rồi mới set nó là ảnh background)
  • Ở bước tải ảnh về bạn có thể chọn định dạng PNG hoặc JPEG với tùy chọn:
  • Chế độ nén ảnh tối đa mà không làm giảm chất lượng (phù hợp để làm ảnh web, post ngay mà không cần sử dụng thêm bất cứ công cụ nén ảnh nào).
  • Chế độ x2 độ phân giải ảnh mà vẫn giữ nguyên size (nếu bạn muốn dùng ảnh cho việc in ấn)
  • Chế độ chuẩn bình thường
GetStencil 3006870b060fff925bf5d9f3e17d9dca 800

– Facebook Studio: Đây là nơi có sẵn rất nhiều các công cụ hữu ích cho việc sáng tạo quảng cáo Facebook. Và tất nhiên hoàn toàn miễn phí.

2.4 Công cụ viết content chuẩn SEO

Storychief: Đây là công cụ viết bài chuẩn SEO mà mình đang dùng để viết nội dung chuẩn SEO. Với StoryChief, công cụ tự hiện điểm & chỉ các vấn đề cần cải thiện để đạt chuẩn SEO, mà không cần phải tự kiểm tra từ khoá như các phương thức truyền thống.

Ngoài ra, công cụ còn cho phép tạo Editorial Brief (đưa ra các điểm key cần thể hiện trong bài) & comment trao đổi feedback giữa các thành viên.

StoryChief2 728109fe62c066d87f0327ba7feab0f5 800

Nếu dùng WordPress, thì RankMath SEO & Yoast SEO là 2 công cụ phổ biến sẽ giúp bạn viết content đúng chuẩn SEO.

Cá nhân thì mình thích RankMath SEO hơn do plugin này hiển thị theo điểm số, giúp dễ tối ưu nội dung theo chuẩn SEO hơn. Còn Yoast SEO hiển thị theo màu (đỏ, vàng, xanh), có phần bất tiện hơn so với RankMath.

2.5 Công cụ email & marketing automation

Mktautomation 1d7fc86fcb1fcb0f8d9c777f3caa0fe9 800
  • GetResponse: là công cụ email marketing, nổi tiếng với tính năng automation tự động hoá luồng email marketing theo các điều kiện thiết lập sẵn. Được rất nhiều doanh nghiệp & marketer trên khắp thế giới tin dùng.
Getresponse
  • Encharge & Vbout: Là các công cụ có “tuổi đời trẻ hơn” so với GetResponse nhưng có thể xem là những lựa chọn thay thế cho GetResponse nếu xét về mặt chi phí. Không đơn thuần là email marketing, Encharge & Vbout là 2 công cụ marketing automation với các tính năng phân loại khách hàng (segmentation) & tự động hoá (automation) kết nối đa kênh, cực tiện lợi & chuyên nghiệp mà bạn nên thử.

Bạn có thể tìm hiểu nhanh về công cụ Encharge qua video sau:

3. Top công cụ Marketing dùng trong theo dõi & báo cáo

Digital Marketing được ưa chuộng & ngày càng phát triển không chỉ do sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí trong triển khai, mà quan trọng hơn chính là khả năng theo dõi kết quả & báo cáo chi tiết.

Sau đây là một số công cụ theo dõi & thu thập báo cáo mà SWM đã trực tiếp trải nghiệm & đặc biệt yêu thích.

  • Google Analytics & Google Search Console: Đây là hai công cụ theo dõi & báo cáo miễn phí từ Google cực kỳ quen thuộc mà tất cả những ai làm Marketing cũng đều phải biết. Tuy miễn phí nhưng vô cùng mạnh mẽ mà ngay cả người làm Marketing lâu năm cũng chưa chắc đã khai thác được hết tính năng, cũng như insights mà 2 công cụ này mang lại.
  • JotURL: Đây là một công cụ tạo link rút gọn, tương tự Bitly nhưng cao cấp hơn Bitly rất rất nhiều. Đây cũng là một công cụ mình sử dụng đã nhiều năm & yêu thích vì gần như nó có tất cả những gì mình cần để cài đặt & theo dõi lượt xem, clicks, chuyển hóa link thành QR Code & mọi loại hình phù hợp. Đặc biệt hữu ích khi bạn chạy Affiliate Marketing.
ezgif com gif maker 12b0a168d55a5eb0d02fdb02fd5df7c9
Các định dạng & thiết lập tính năng cho link rút gọn mà bạn có thể làm với JotURL
  • Whatagraph: Điểm đặc biệt của công cụ này là kết nối với cùng lúc 42 nền tảng khác nhau từ social đến website, email marketing, Google Ads, Facebook Ads….., và xuất tất cả các báo cáo chỉ từ 1 nền tảng duy nhất. Giao diện trực quan, sinh động & rất dễ hiểu.
Whatagraph d1c5481382b8b80f75aae49d4527f262 800

LỜI KẾT

Bài đến đây đã khá dài, SWM cũng đã giới thiệu đến bạn rất nhiều những công cụ hay ho, hữu ích mà nếu sử dụng chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được cả 80% thời gian & công sức, hiệu quả hơn hẳn trong mắt sếp/ đồng nghiệp/ khách hàng.

Nếu thay hay hãy chia sẻ & bookmark lại để dùng về sau bạn nhé 😉

Blog Signature eDM 1 6be2462f86998f54febdb2dd244e3b73 800

Rainie Nguyen

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Mình đi từ gốc là dân Marketing & đã làm việc trong ngành này từ 2011 đến nay. Mình thích tìm tòi học hỏi các kiến thức mới, đặc biệt các công cụ, nền tảng online giúp tiết kiệm thời gian & tối ưu hiệu quả trong công việc. Hy vọng các chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích và thành công hơn trong mọi việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button