Kho Kiến Thức MarketingDigital Marketing

Digital marketing là gì? A-Z tất cả những gì bạn cần biết về ngành này.

Digital marketing là gì? A-Z tất cả những gì bạn cần biết về ngành này. cover

Bài 1: Digital Marketing là gì? Top các kênh & tactics trong Digital Marketing.

Digital Marketing A-Z là chuỗi bài viết về chủ đề Digital Marketing mà thông qua đó mình sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi từ: Digital Marketing là gì? Các kênh trong Digital Marketing gồm những gì? Một Digital Marketer sẽ có con đường phát triển sự nghiệp ra sao? Cần phải biết/ giỏi những kỹ năng nào? Mức thu nhập? Vân vân và mây mây, cùng rất nhiều những câu hỏi khác.

Các chủ đề bài viết sẽ được thảo luận trong series về Digital Marketing tại trang SWM – Success With Marketing của mình sẽ bao gồm:

Từ thực tế trải nghiệm của bản thân, mình nhận thấy rất nhiều người khi nói tới Digital Marketing sẽ nghĩ ngay đến Facebook Ads, Google Ads & các loại hình PPC nói chung. Cách hiểu này không sai, nhưng chưa đủ.

Digital Marketing là một phạm trù rất rộng & bao quát, PPC Ads chỉ là một phần nhỏ của Digital Marketing.

Ngày nay, nếu thực sự giỏi Digital Marketing, bạn sẽ làm chủ cuộc sống của chính mình, dễ dàng kiếm thu nhập thụ động với vô số phương thức kiếm tiền online.

Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với bài tổng quan đầu tiên về chủ đề Digital Marketing này.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì

Có hàng chục định nghĩa Digital Marketing là gì trên internet. Nhưng đơn giản nhất, bạn có thể hiểu digital marketing là các hoạt động tiếp thị (marketing) sản phẩm/dịch trên nền tảng kỹ thuật số (digital) sử dụng đa kênh từ sở hữu (owned channels), liên kết (earned ) đến trả phí (paid channels).

Một số hình thức Digtal Marketing phổ biến có thể kể đến như: SEO, SEM, các kênh PPC (pay-per-click) – Facebook/ Google/ LinkedIn/ Tiktok Ads…., inbound content, social marketing, email marketing, SMS marketing & nhiều kênh khác.

Làm sao để lựa chọn được hình thức Digital Marketing phù hợp?

Nói về thuật ngữ chiến lược Marketing, bạn sẽ thường hay nghe những từ ngữ rất “hàn lâm” như: cross-channel marketing, multichannel marketing, omnichannel marketing…. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả các cách gọi tên, thì chung quy tất cả vẫn là hướng đến tiếp cận, kết nối với khách hàng tiềm năng trên tất cả các điểm chạm digital và mọi thiết bị mà họ dùng (laptop, máy tính bảng, điện thoại) xuyên suốt hành trình khách hàng.

Ở phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để lựa chọn, mapping các kênh Digital Marketing phù hợp cho mỗi giai đoạn của hành trình khách hàng.

Customer Journey - Hành trình khách hàng
Các kênh tiếp cận xuyên suốt hành trành khách hàng là sự kết hợp giữa online & offline. Trên Infographic, các điểm chạm Digital Marketing touchpoints chính là các kênh được bold đậm.

Như vậy nhìn vào infographic bên trên bạn đã biết được khi nào thì dùng kênh nào trong Digital Marketing rồi đúng không? Bây giờ mình sẽ giải thích để bạn hiểu rõ từng kênh nó là gì.

1. Email marketing

Email Marketing

Email marketing là một trong các phương thức phổ biến & lâu đời nhất trong digital marketing. Được sử dụng bởi cả 2 nhóm B2c (Business to Consumers) hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng, và B2B (Business to Business) hướng tới doanh nghiệp.

Với email marketing, bạn thu thập email khách hàng dựa trên việc mang đến cho những thứ họ cần, để đổi lấy email từ khách hàng. Email có thể giúp bạn truyền tải đa dạng nhiều loại nội dung khác nhau như:

  • Thông tin sản phẩm/dịch vụ
  • Các cập nhật về doanh nghiệp & các sự kiện
  • Các khuyến mãi đặc biệt cá nhân hoá
  • Case studies & sản phẩm liên quan
  • Thông tin hướng dẫn, onboarding
  • Và các loại nội dung khác.

Xem thêm: 50 Must-Have Ideas for Social & Email Marketing | English

Mang dến giá trị thực cho người đọc chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo tỷ lệ mở email, click, không bị xoá email hoặc tệ hơn là report spam.

Ngày nay, khi hộp thư email của ai cũng đầy ắp vô số email gửi đến mỗi ngày, để email marketing được tối ưu về hiệu quả, không đơn thuần là kỹ thuật mà còn là “nghệ thuật”. Marketer cần đảm bảo:

  • Đúng thông điệp: đảm bảo email được cá nhân hoá, đáp ứng đúng sự quan tâm của người đọc.
  • Đúng tần suất: không quá nhiều, nhưng cũng không được quá ít.

2. Video Marketing

 Video Marketing - Quảng bá sản phẩm/dịch vụ qua video
Video Marketing – Quảng bá sản phẩm/dịch vụ qua video

Video là một trong những kênh digital marketing mạnh mẽ nhất hiện nay. Mọi người đều thích xem video.

Theo một báo cáo từ YouTube, hàng tháng có đến hơn 2 tỷ người xem video trên kênh này. Con số thực tế còn cao hơn rất nhiều lần nếu tính cả các kênh video ngắn cực phổ biến hiện nay như: Tiktok, Instagram Reels, Facebook Reels….

Với Marketers, video marketing giúp xây dựng nhận diện thương hiệu, kéo người dùng đến các kênh online/offline (website, shop..), tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Chia sẻ video là “chìa khoá” quan trọng để thu hút sự chú ý của người xem đến nội dung/sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn truyền tải. Video cầnngắn gọn, đi vào trọng âm & sáng tạo để thu hút lượt xem & sự tương tác từ người xem.

3. Social Media Marketing

 Social media marketing

Social media marketing là một kênh tuyệt vời để tiếp cận đối tượng cụ thể, được nhắm mục tiêu và kết nối trực tiếp với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và đối tác. Việc sử dụng một hay nhiều kênh mạng xã hội tùy thuộc vào người bạn muốn nhắm mục tiêu.

  • Facebook vẫn là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất trên toàn thế giới.
  • Twitter phổ biến chủ yếu với doanh nghiệp B2B.
  • Instagram và TikTok cực kỳ phổ biến với người tiêu dùng thế hệ trẻ và thế hệ Gen Z
  • LinkedIn là một nơi tuyệt vời để kết nối với doanh nghiệp B2B trong giai đoạn đầu của chu kỳ mua hàng.

Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có định hướng nội dung khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung vào video / hình ảnh. Vì vậy, khi xây dựng nội dung, hãy luôn ghi nhớ cách bạn muốn phân phối nội dung đó thông qua mạng xã hội và sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

Các nền tảng mạng xã hội mới sẽ tiếp tục xuất hiện, vì vậy Marketer cần có sự thích nghi & liên tục điều chỉnh để tối ưu hiệu quả kênh social marketing. Chẳng hạn, trước 09/2016, chúng ta chưa có Tiktok, nhưng ngày nay số người dùng trên kênh TikTok cao hơn gấp nhiều lần LinkedIn, Twitter, Pinterest và Snapchat…và là một kênh Social Marketing cực tiềm năng.

4. Tin nhắn (SMS & MMS)

 Marketing quảng bá qua tin nhắn

Bên cạnh email marketing, tin nhắn văn bản là cách tiếp cận khách hàng trực tiếp nhất, nhưng cũng giống như mạng xã hội, thông điệp phải ngắn gọn để mang lại hiệu quả. Marketers có thể tận dụng các dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) dạngthuần văn bản hoặc tin nhắn đa phương tiện (MMS) có thể gửi định dạng video và gif.


5. Content Marketing

Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Content marketing (Tiếp thị nội dung) hiểu đơn giản là bạn dùng nội dung để truyền tải thông điệp đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nội dung ở đây không giới hạn chỉ có dạng văn bản bài viết, mà tất cả các loại hình như video, hình tĩnh, infographic, ảnh động, podcast… cũng đều gọi chung là nội dung.

Điểm key quan trọng nhất trong content marketing chính là giá trị nội dung, thông điệp cần chạm đúng nỗi đau hoặc mối quan tâm của người dùng một cách thấu hiểu & sáng tạo, từ đó mới có thể thôi thúc họ hành động hoặc yêu mến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

6. SEO & PPC (hay SEM)

Marketing qua hình thức SEO

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SERP) như Google, Bing, Cốc Cốc…cho các truy vấn từ khóa nhất định.

Mọi trang web đều muốn được xuất hiện ở vị trí Top của Google để thu hút được tối đa lượng traffic vào trang & khách hàng tiềm năng. Việc tối ưu vị trí về SEO này là một quá trình đỏi hỏi cả sự kiên trì, đầu tư thời gian tiền bạc, lẫn kiến thức chuyên môn sâu với các hoạt động tối ưu onpage (từ khóa, nội dung…), offpage (backlinks), SEO Techical (code, hình ảnh, structured data…). Thời gian để tối ưu từ khóa lên Top 5 – Top 10 tìm kiếm Google, tùy vào mức độ dễ khó của từ khóa trung bình 2-6 tháng.

Tuy khá mất thời gian nhưng đầu tư cho SEO thực sự “đáng đồng tiền bát gạo”, và chắc chắn là một thương vụ đầu tư có lãi. Một khi web được lên Top Google bạn sẽ thu được lượng traffic tự nhiên khổng lồ, chuyển đổi đơn hàng theo đó mà tăng lên đáng kể so với thời kỳ bạn lẹt đẹt trên kết quả tìm kiếm Google, người dùng không biết bạn là ai.

SEO là một chủ đề rất rộng & chuyên sâu nên ở bài viết này mình chỉ muốn bạn hiểu được SEO là gì & tối ưu SEO là tối ưu những gì một cách tổng quan cơ bản, chứ không đi sâu chi tiết.

SEO vs. SEM

SEM & PPC là gì? Khác biệt ra sao so với SEO?

Search engine marketing (SEM) cũng giống như SEO ở chỗ là bạn dùng kênh này để được hiển thị ở những vị trí nổi bật trên Google, thu hút traffics & chuyển đổi.

Nhưng khác với SEO thường mất khá nhiều thời gian, với SEM bạn bỏ tiền để được hiển thị nổi bật trên Google và trả phí cho action người dùng thực hiện. Ưu điểm của phương thức này là nhanh, hiệu quả tức thì, cũng có giá trị hỗ trợ nhất định cho SEO. Tuy vậy để duy trì lâu dài thì bạn cần quỹ tiền bạc dồi dào để liên tục rót vào quảng cáo SEM. Một khi dừng chạy thì bạn lại trở về trạng thái “mất hút” trên Google và lượt truy cập web, doanh thu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Nói đến PPC (Pay per click), đây là một hình thức digital marketing bao quát tất cả các hoạt động quảng cáo online mà thông qua đó khách hàng trả tiền cho mỗi click mà khách hàng mục tiêu của họ thực hiện. SEM là một hình thức của PPC ads. Quảng cáo Social như Facebook Ads, LinkedIn Ads, Tiktok Ads…cũng là một hình thức của PPC model.

7. Website

Website là một kênh của Digital Marketing, là điểm chạm đầu tiên của khách hàng với doanh nghiệp/ thương hiệu của bạn. Đây có thể được xem như “ngôi nhà” của bạn khi mời khách đến nhà.

Thông thường, rất nhiều người chỉ xây lên một website và cho rằng như vậy đã là xong 1 kênh mà không nghĩ đến việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang web của mình ra sao. Một trải nghiệm tốt sẽ mang lại nhiều kết quả cả về mặt branding (hình ảnh thương hiệu), emotion (cảm nhận), lẫn conversion (chuyển đổi). Ngược lại, làm không tốt sẽ tạo ảnh hưởng xấu về hình ảnh thương hiệu (nếu website nhếch nhác, thiếu chuyên nghiệp), và/hoặc không tạo được chuyển đổi, dù để đưa được khách hàng tiềm năng đến web bạn đã tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian công sức chạy đa kênh Marketing.

8. Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

Quảng cáo hiển thị Display Advertising

Quảng cáo hiển thị (Display ads) là dạng quảng cáo bằng hình ảnh/video/text với người xem trên các website của bên thứ 3 để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng mới.

Các định dạng quảng cáo display ads có thể bao gồm: banner hình ảnh, sidebar boxes, video, quảng cáo dạng cho phép người xem tương tác (click, chơi game…).


9. Affiliate marketing

Affiliate Marketing Tiếp thị liên kết

Affiliate Marketing hiểu đơn giản là một hình thức tiếp thị sản phẩm/dịch vụ dựa trên hiệu suất, bạn được trả hoa hồng cho chuyển đổi tạo ra.

Điểm đặc biệt của Affiliate Marketing là bạn không cần phải sở hữu bất kỳ sản phẩm nào, nhưng vẫn có thể kiếm được tiền hoa hồng bằng cách bán mọi loại sản phẩm/dịch vụ mình muốn. Để chạy Affiliate Marketing (tên tiếng Việt là Tiếp thị liên kết) bạn có thể lựa chọn chạy thông qua các nền tảng Affiliate Marketing, hoặc từ chính chương trình Tiếp thị liên kết của các nhãn hàng.

Đây là một cách kiếm tiền online cực phổ biến & hiệu quả mà mình đã chia sẻ trong bài viết: Top 7 cách kiếm tiền online dễ làm, bền vững & không cần vốn

Về phía nhãn hàng, với phương thức Affiliate Marketing, doanh nghiệp cũng tiết kiệm chi phí hơn hẳn khi chỉ trả tiền cho chuyển đổi đơn hàng thành công, đảm bảo tối ưu ROI.

Định nghĩa chuyển đổi (conversion) trong Affiliate Marketing không đơn thuần là click hay đơn hàng, mà rộng hơn thế với: CPS, CPL, CPQL, CPO….Mình sẽ có bài chia sẻ sâu hơn về chủ đề Affiliate Marketing trong một bài viết khác.

10. Digital PR

Digital PR là gì?

Digital PR hay PR Online là một thuật ngữ bao trùm cho tất cả các nỗ lực truyền thông trực tuyến, nhằm mục đích xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu trong mắt công chúng nói chung & khách hàng mục tiêu nói riêng.

Digital PR phổ biến nhất thường được sử dụng là thông qua các kênh báo chí, truyền thông online như website tin tức, sự kiện trực tuyến, các cộng đồng social, KOL/KOCs, blog và các trang web lớn của một bên khác. Nó giống như PR truyền thống, nhưng hiện diện trên các kênh online.

11. Inbound Marketing

Inbound Marketing

Inbound Marketing là phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào việc nuôi dưỡng & tạo phễu thu hút, chuyển đổi khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.

Inbound marketing chủ yếu sử dụng nội dung (content) & các phương thức các doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại, cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng và doanh thu.

LỜI KẾT

Như vậy, ở bài đầu tiên trong chuỗi series các bài viết về chủ đề Digtial Marketing này mình đã giới thiệu đến bạn: định nghĩa Digital Marketing là gì? Top 11 kênh phổ biến & hiệu quả nhất được sử dụng trong Digital Marketing.

Ở bài tiếp theo, SWM sẽ chỉ bạn cách áp dụng Digital Marketing một cách hiệu quả trong thực tế công việc ra sao.

Bài 2: Làm sao để áp dụng Digital Marketing một cách hiệu quả trong thực tế?

SWM - Success With Marketing

Rainie Nguyen

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Mình đi từ gốc là dân Marketing & đã làm việc trong ngành này từ 2011 đến nay. Mình thích tìm tòi học hỏi các kiến thức mới, đặc biệt các công cụ, nền tảng online giúp tiết kiệm thời gian & tối ưu hiệu quả trong công việc. Hy vọng các chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích và thành công hơn trong mọi việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button