5 mẫu quảng cáo Facebook hay & 15 bài học về cách viết quảng cáo

Bạn có hai ✌ lựa chọn để viết quảng cáo trên Facebook. Một là bạn tự sáng tạo nội dung riêng của chính mình & tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với kết quả. Hai là học các mẫu quảng cáo facebook đã được chứng minh hiệu quả từ những người đi trước, rồi sau đó sáng tạo nội dung phù hợp cho riêng mình.
Không như các bài chia sẻ khác mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng với từ khóa “quảng cáo Facebook hay”, ở bài viết này mình chia sẻ những bài học đúc kết giúp thay đổi cách tư duy trong viết quảng cáo, từ đó bạn sáng tạo hơn & làm tốt hơn mà không cần copy bất kỳ ai.
Sau đây là tổng hợp các mẫu quảng cáo Facebook cực chất từ các thương hiệu thành công trên thế giới, bạn có thể học được rất nhiều bài học từ đây.
Chúng ta bắt đầu nào ???
Mẫu quảng cáo Facebook #1. Sử dụng con số để thuyết phục lòng tin
CoSchedule – một trang web có tiếng về Content Marketing trên thế giới, vậy nên các thông điệp quảng cáo họ đưa ra luôn có sự đầu tư, đơn giản, ngắn gọn nhưng vô cùng thuyết phục với đọc giả.

Mẫu quảng cáo của CoSchedule nói rằng 20,000+ Marketers & Bloggers đã sử dụng công cụ editorial calendar của họ để lên kế hoạch & tiết kiệm thời gian hiệu quả.
Note: Cho các bạn chưa biết editorial calendar là gì thì editiorial calendar là thuật ngữ rất quen thuộc với người làm content. Đây là công cụ giúp quản lý, kiểm soát toàn bộ nội dung, cũng như giúp cho việc phối hợp giữa các bộ phận được xuyên suốt, hiệu quả. Mình sẽ chia sẻ thêm về công cụ Editorial Calendar này ở một bài viết khác.
3 bài học đúc kết từ mẫu quảng cáo
– Con số luôn có một tác động rất tích cực
Việc đưa ra con số cho thấy số người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thường sẽ ngay lập tức tạo được lòng tin.
Đó là cách bạn nói với đọc giả rằng “Chúng tôi là sản phẩm đi đầu trong lĩnh vực này, bạn nên chọn chúng tôi”
– Thu hút người đọc bằng lợi ích liên quan
CoSchedule bắt đầu quảng cáo bằng câu hỏi “bạn có sẵn sàng để sắp xếp lại hoạt động marketing của mình?” – câu hỏi này không chỉ có ý nói rằng họ sẽ giúp cho người đọc sắp xếp lại mọi thứ, mà còn ám chỉ thứ duy nhất ngăn cản người đọc có được thành quả đó chính là sự chần chừ của chính họ.
Bằng cách đưa ra các lợi ích liên quan, đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có thể quan tâm đến sản phẩm của bạn.
– Giải thích câu hỏi “How (bằng cách nào)”
Người dùng chưa bao giờ thử sản phẩm của bạn, vậy nên tất nhiên họ sẽ không thể biết được nó hoạt động ra sao & giúp ích thế nào cho họ. Nếu chỉ nói đơn giản “Sản phẩm sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian” sẽ là chưa đủ thuyết phục.
Bạn có thể cải thiện bằng cách giải thích bằng cách nào sản phẩm của bạn đạt được các lợi ích đã đưa ra. Với CoSchedule, họ làm điều này bằng cách đưa ra hình ảnh chứng minh cách sản phẩm của họ giúp ích ra sao cho người dùng.
Mẫu quảng cáo Facebook #2. Tập trung vào nghách để làm chủ cuộc chơi
FreshBooks mở đầu quảng cáo “FreshBooks giúp cho việc quản trị kế toán trên nền tảng online dễ dàng, để bạn có thể tập trung kinh doanh”
Chỉ với một câu nói, quảng cáo đã nói rõ đối tượng mục tiêu của họ là ai: đó là những người phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho các công việc kế toán thay vì dùng thời gian đó để quản lý công việc kinh doanh. Có vẻ đây là “nỗi đau” chung của rất nhiều các chủ doanh nghiệp nhỏ, vậy nên quảng cáo dễ dàng thu hút sự quan tâm của đối tượng mục tiêu mà họ đang nhắm tới.
Điểm thu hút thứ 2 của quảng cáo này đó chính là hình ảnh sử dụng. Nó cho thấy sự tiện lợi khi tất cả mọi thứ đều dễ dàng quản lý trên các thiết bị cầm tay, không gian cũng quen thuộc với bàn làm việc & cốc cà phê. Tất cả tạo nên sự gắn kết giữa quảng cáo & người đọc.
3 bài học đúc kết từ mẫu quảng cáo
-Đối thoại “trực tiếp” với nhóm ngách các khách hàng mục tiêu (niche audience)
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu thật rõ ràng. Điều này không chỉ giúp bạn định hình phân khúc khách hàng cho sản phẩm, mà còn giúp định hướng thông điệp, ngôn ngữ người dùng phù hợp khi thiết lập quảng cáo.
– Dám loại trừ ngay từ đầu những đối tượng không liên quan
Bạn không thể làm hài lòng tất cả. Để có được sự quan tâm của nhóm ngách các đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần phải đối thoại “trực tiếp” với họ. Ở quảng cáo của FreshBooks, bạn có thể thấy họ rất rõ ràng khi ngay tiêu đề đã ghi rõ “Online Accounting Software for Non-Accountants (Phần mềm Kế toán cho người không chuyên)”.
Vậy nên những ai không phải là kế toán nhưng đang khổ sở với các vấn đề về kế toán sẽ thấy ngay quảng cáo này là dành cho họ.
– Màu sắc rất quan trọng
Hãy nghĩ xem quảng cáo cuối cùng mà bạn nhớ được trên facebook gần đây là quảng cáo nào? Nhiều khả năng đó là một quảng cáo có màu sắc tươi sáng, sống động & có độ tương phản cao, đúng chứ?
Nghiên cứu chỉ ra rằng một người thường sẽ đưa ra quyết định trong vòng 90 giây sau những tương tác đầu tiên với đối tượng tiếp xúc (người, vật, thông tin…). Trong đó, 62-90% quyết định của não bộ con người là dựa vào cảm nhận về màu sắc. Vậy nên, yes, quảng cáo Facebook của bạn nên thật sống động về màu sắc.
Đây là một ví dụ nữa để bạn tham khảo

Mẫu quảng cáo Facebook #3. Chứng minh hiệu quả sản phẩm

Trong quảng cáo của mình, SumoMe đưa ra một hình biểu đồ tăng trưởng mà không cần nhiều lời giải thích vẫn vô cùng thuyết phục. Ai cũng muốn đạt được tăng trưởng trong kinh doanh & quảng cáo của SumoMe cho người đọc cảm nhận được rằng sản phẩm này sẽ mang đến sự tăng trưởng ấn tượng mà người ta đang tìm kiếm.
Hãy tưởng tượng bạn là một người làm trong lĩnh vực kinh doanh, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi tò mò mà click vào quảng cáo để tìm hiểu về sản phẩm này. Vậy nên đây được xem là một quảng cáo thông minh.
3 bài học đúc kết từ mẫu quảng cáo
– Sử dụng biểu tượng/hình ảnh để nói về ưu thế của bạn
Con người thường dễ gắn một thương hiệu đi kèm với cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường dựa trên cảm xúc nhiều hơn thông tin để đưa ra quyết định.
Vậy nên bằng cách sử dụng các biểu tượng/hình ảnh trong quảng cáo facebook, bạn sẽ tạo lập được sự liên kết trong não bộ người xem về mối liên hệ giữa biểu tượng/hình ảnh đó với thương hiệu của mình.
– Sử dụng “Nếu…thì…”
Trong quảng cáo của mình, SumoMe viết “Nếu bạn muốn tăng trưởng viral, bạn cần công cụ này”. Tất nhiên đa phần ai sẽ chẳng “say yes” và ngay lập tức sẽ tìm hiểu về SumoMe như một công cụ giúp họ đạt được điều đó.
Như vậy nguyên tắc ở đây là: trước hết bạn đưa ra một yếu tố mà bạn cho là đối tượng mục tiêu của mình đang cần. Sau đó đề xuất sản phẩm của bạn như một giải pháp tốt nhất cho điều đó.
– Bổ sung bằng chứng (social proof)
Cũng giống như các con số nghiên cứu chứng minh (fact numbers), con số thể hiện uy tín của thương hiệu trong cộng đồng (social proof) mang ý nghĩa thuyết phục quan trọng với người đọc. “Hơn 175,000 website đã tăng trưởng traffic với SumoMe” – Với SumoMe, câu nói này là bằng chứng đủ để thuyết phục người đọc quan tâm tìm hiểu về sản phẩm.
Mẫu quảng cáo Facebook #4. Hãy để người xem “cảm” được sản phẩm của bạn
Khi xem quảng cáo này, bạn có thể gần như ngay lập tức “cảm” được sự hấp dẫn của sản phẩm, phấn khích, yêu thích & muốn có ngay sản phẩm trên tay để tự mình trải nghiệm. Nghiên cứu từ Wall Street Journal cho thấy mất đến 20 phút thì cảm giác phấn khích về một điều gì đó mới qua đi. Và tất nhiên trong khoảng thời gian đó, có không ít người xem sẽ biến thành khách hàng của bạn.
3 bài học đúc kết từ mẫu quảng cáo
– Tạo cảm giác thật nhất có thể
Hãy trình bày sản phẩm của bạn theo cách thú vị nhất. Hãy tưởng tượng nếu mẫu quảng cáo của Try The World không dùng những hình ảnh trên mà thay vào đó chỉ là hình chiếc hộp bên ngoài thì liệu bạn có cảm nhận thấy sản phẩm hấp dẫn và thú vị.
– Tặng thêm
Ở quảng cáo trên, Try The World nói rằng họ “Miễn phí set Paris Box đi kèm với set Thailand Box” mà khách order.
Nếu bạn là khách hàng & còn đang phân vân trong việc đưa ra quyết định, thì với phần thưởng tặng thêm này, chắc chắn bạn sẽ có thêm động lực để ngay lập tức đưa ra quyết định.
– Sử dụng dấu chấm cảm
Bạn có để ý dấu chấm cảm ở cuối headline (tiêu đề) quảng cáo không? Nó không phải ngẫu nhiên. Dấu chấm cảm được đặt để tăng sự chú ý của người đọc đến thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các loại dấu câu (?,!..) nếu không sẽ bị mất hoặc phản tác dụng.
Đây là một mẫu quảng cáo khác cũng vô cùng thú vị để bạn tham khảo
Mẫu quảng cáo Facebook #5. Loại bỏ những hoài nghi

Khi nghe về một món thức ăn/ đồ uống mới, câu hỏi đầu tiên bạn nghĩ đến có phải là “Hương vị nó thế nào nhỉ?”
Soylent hiểu được tâm lý này & rất thông minh khi vận dụng điều đó vào quảng cáo của mình. Ngay sau khi thu hút được sự quan tâm của người dùng bằng câu hỏi đánh đúng tâm lý & hình ảnh bắt mắt, Soylent lập tức đưa ra “giải pháp cho câu trả lời”: Đặt Soylent và tự mình khám phá hương vị nó như thế nào.
3 bài học đúc kết từ mẫu quảng cáo
– Trực tiếp đánh thẳng vào tâm lý hoài nghi
Trong quảng cáo của mình Soylent rất khéo léo đưa đẩy tâm lý người đọc. Vừa đưa ra câu hỏi tâm lý “Vị nó thế nào?”, lại vừa tạo thêm sự rối rắm “Có giống vị sữa ngũ cốc (Cereal milk)? Hạnh nhân (Almond)? Hay bánh quy Graham (Graham Crackers) không?”, sau đó đưa ra câu chốt hạ “hãy đặt hàng dùng thử & tự mình tìm ra câu trả lời”.
– Sử dụng cách nói như với một người bạn
Thông điệp quảng cáo của Soylent nói với đọc giả của mình bằng từ “You (Bạn)”. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy như quảng cáo đang nói với riêng mình họ.
– Thôi thúc sự tò mò của người đọc
Bằng cách khéo léo biến sản phẩm của bạn thành một “ẩn số” chưa có lời giải, bạn sẽ thôi thúc sự tò mò của đọc giả để cố đi tìm câu trả lời.